TIN TỨC
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
 Tư vấn công trình:

Tư vấn 1

Tư vấn 02
 Kinh doanh:

Sales 01

Sales 02
 Hotline: 0989 072 766
02839 212 757
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Online: 3
  • Số lượt truy cập: 3981337
Đối với đấu thầu hạn chế, tùy từng trường hợp cụ thể mà bên mời thầu xem xét và báo cáo chủ đầu tư quyết định việc chấp thuận hay không sự thay đổi tư cách của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu Chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu xây lắp theo hình thức đấu thầu hạn chế. Danh sách ngắn được phê duyệt bao gồm 4 nhà thầu là A, C, D và E (đều tham dự thầu với tư cách là các nhà thầu độc lập). Nhà thầu A có tên trong danh sách ngắn đã được phê duyệt (với tư cách độc lập). Nhà thầu đã thực hiện đúng thủ tục quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 14 Nghị định 63/2014/NĐ-CP (mua hồ sơ mời thầu trực tiếp từ bên mời thầu) hoặc Điểm d Khoản 3 Điều 14 Nghị định 63/2014/NĐ-CP (nhà thầu không mua hồ sơ mời thầu trực tiếp từ bên mời thầu nhưng trước khi đóng thầu nhà thầu đã nộp hồ sơ dự thầu theo quy định và nộp một khoản tiền bằng giá bán hồ sơ mời thầu). Hỏi: 1. Trường hợp 1: Sau khi đóng thầu và tiến hành mở thầu, bên mời thầu phát hiện hồ sơ dự thầu do nhà thầu A nộp là hồ sơ dự thầu được tham dự với tư cách nhà thầu liên danh A+B. Khi đánh giá hồ sơ dự thầu, tổ chuyên gia quyết định loại bỏ hồ sơ dự thầu của nhà thầu liên danh A+B do vi phạm quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 5 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 là nhà thầu không có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn. 2. Trường hợp 2: Gần tới thời điểm đóng thầu, nhà thầu A gửi văn bản đến bên mời thầu đề nghị thay đổi tư cách tham dự thầu từ nhà thầu độc lập thành nhà thầu liên danh A+B. Trong trường hợp này, chủ đầu tư có được xem xét chấp thuận điều chỉnh danh sách ngắn để sửa đổi tư cách của nhà thầu A như đề nghị của nhà thầu này không? Trả lời: Theo quy định tại Điều 21 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13: Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Theo đó, chủ đầu tư phải xác định, phê duyệt danh sách ngắn gồm tối thiểu 3 nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu và có nhu cầu tham dự thầu; các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn không được liên danh với nhau để tham dự thầu (Nghị định 63/2014/NĐ-CP Điều 22 Khoản 2 và Khoản 3). 1. Trường hợp 1: Nhà thầu A có tên trong danh sách ngắn đã được phê duyệt với tư cách là nhà thầu độc lập. Tuy nhiên, sau khi đóng thầu và tiến hành mở thầu, bên mời thầu phát hiện hồ sơ dự thầu (HSDT) do nhà thầu A nộp là HSDT được tham dự với tư cách nhà thầu liên danh A+B. Theo quy định của Nghị định số 85/2009/NĐ-CP (Điều 28 Khoản 2), trường hợp nhà thầu thay đổi tư cách (tên) tham gia đấu thầu so với khi mua hồ sơ mời thầu (HSMT) thì phải thông báo bằng văn bản tới bên mời thầu. Đối với đấu thầu rộng rãi, bên mời thầu chấp nhận sự thay đổi tư cách khi nhận được văn bản thông báo của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu. Đối với đấu thầu hạn chế, tùy từng trường hợp cụ thể mà bên mời thầu xem xét và báo cáo chủ đầu tư quyết định việc chấp thuận hay không chấp thuận sự thay đổi tư cách của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu nhưng phải bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong đấu thầu. Trường hợp nhà thầu không có văn bản thông báo về việc thay đổi tư cách để bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu hoặc nhà thầu không có tên trong danh sách mua HSMT thì HSDT của nhà thầu bị loại tại bước đánh giá sơ bộ (Nghị định số 85/2009/NĐ-CP Điều 23 Khoản 2 Điểm b). Để đơn giản thủ tục hành chính trong đấu thầu và tăng tính cạnh tranh của gói thầu, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và Nghị định 63/CP đã bỏ quy định về loại bỏ HSDT của nhà thầu không có tên trong danh sách mua HSMT cũng như không yêu cầu nhà thầu phải có văn bản thông báo về việc thay đổi tư cách nhà thầu gửi đến bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu, đồng thời bổ sung quy định đối với nhà thầu liên danh, chỉ cần một thành viên trong liên danh mua hoặc nhận HSMT kể cả trường hợp chưa hình thành liên danh khi mua hoặc nhận HSMT. Như vậy, đối với gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, nhà thầu cần thay đổi tư cách (tên) sẽ không phải gửi văn bản đề nghị đến bên mời thầu mà được chấp thuận trong mọi trường hợp; trường hợp khi mua HSMT với tư cách là nhà thầu độc lập nhưng khi nộp HSDT với tư cách là nhà thầu liên danh thì vẫn được đánh giá là hợp lệ. Tuy nhiên, đối với đấu thầu hạn chế cần lưu ý Điểm g Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định nhà thầu có tư cách hợp lệ khi nhà thầu có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn. Do đó, trong trường hợp áp dụng đấu thầu hạn chế, nếu danh sách ngắn do chủ đầu tư phê duyệt là nhà thầu độc lập A nhưng khi nộp HSDT nhà thầu tham dự với tư cách là nhà thầu liên danh A+B thì khi đánh giá HSDT, tổ chuyên gia quyết định loại bỏ HSDT của nhà thầu liên danh A+B do vi phạm quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 5 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 là phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu. 2. Trường hợp 2: Nhà thầu độc lập A có tên trong danh sách ngắn do chủ đầu tư phê duyệt. Trường hợp trước thời điểm đóng thầu, nhà thầu A gửi văn bản đến bên mời thầu đề nghị thay đổi tư cách tham dự thầu từ nhà thầu độc lập thành nhà thầu liên danh A+B thì đây được coi là tình huống trong đấu thầu phát sinh ngoài các tình huống được quy định tại Điều 117 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Trong trường hợp này, chủ đầu tư xem xét chấp thuận điều chỉnh danh sách ngắn để sửa đổi tư cách của nhà thầu A từ nhà thầu độc lập thành nhà thầu liên danh như đề nghị của nhà thầu này để đảm bảo tính cạnh tranh trong đấu thầu nếu nhà thầu liên danh A+B vẫn có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Tóm lại, đối với hình thức đấu thầu hạn chế, chủ đầu tư phải chọn lọc danh sách ngắn nhà thầu để mời tham gia đấu thầu theo quy định, trường hợp nhà thầu trong danh sách ngắn này cần thay đổi tư cách tham dự thầu, chủ đầu tư phải xem xét, quyết định xử lý tình huống trên cơ sở đảm bảo được các mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Diệu Phương Nguồn: Báo Đấu thầu
Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ cho phép cổ phần hoá công ty mẹ – tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) để huy động nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ từ chuẩn bị đầu tư đến thực hiện các dự án trọng điểm, đặc biệt là dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Sau hai tháng triển khai, đã có những ý kiến thất vọng về gói 30.000 tỷ đồng “giải cứu” thị trường bất động sản.
Bỏ ra cả chục tỉ đồng để phá đường cũ, làm đường mới riêng cho xe buýt nhanh ở Hà Nội song Sở GTVT TP Hà Nội cho rằng không có chuyện “chơi trội”, hay “lãng phí”.
Nguyên nhân vụ sập công trình là do quá trình đặt hai máy phun bê tông quá nặng làm rung lắc dẫn đến kết cấu dàn giáo bị lỏng gây đổ sập mặt sàn tầng 2 đè lên tầng 1.