THƯ VIỆN
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
 Tư vấn công trình:

Tư vấn 1

Tư vấn 02
 Kinh doanh:

Sales 01

Sales 02
 Hotline: 0989 072 766
02839 212 757
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Online: 4
  • Số lượt truy cập: 3996916
Quyết định 28-2005 của Bộ Xây dựng về Định mức Khảo sát công trình

- Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam.

QD_282005 DMuc Khao Sat .rar (223.29KB) 

- Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ.

- Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.

- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kinh tế Tài chính, Viện trưởng Viện Kinh tế Xây dựng.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này Định mức dự toán khảo sát xây dựng.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo và thay thế cho Quyết định số 06/2000/QĐ-BXD ngày 22/5/2000 và Quyết định số 17/2004/QĐ-BXD ngày 05/7/2004 (phần định mức thí nghiệm kiểm tra chất lượng cọc bê tông) của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Căn cứ định mức này, Chủ tịch uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc lập và ban hành đơn giá khảo sát xây dựng làm cơ sở quản lý chi phí khảo sát xây dựng trên địa bàn của tỉnh.

Điều 3: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

                                                K/T. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG

                                                                         Đã ký

                                                               Đinh Tiến Dũng

 

 

QUY ĐỊNH CHUNG

 

 

Định mức dự toán công tác khảo sát xây dựng (sau đây gọi tắt là định mức dự toán khảo sát) quy định mức hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác khảo sát xây dựng (1 m khoan, 1 ha đo vẽ bản đồ địa hình, 1 mẫu thí nghiệm... ) từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc công tác khảo sát theo đúng yêu cầu kỹ thuật, quy trình, quy phạm quy định.

1. Nội dung định mức dự toán khảo sát:

 

Định mức dự toán khảo sát bao gồm:

- Mức hao phí vật liệu trực tiếp: Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ cần thiết trực tiếp để thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác khảo sát xây dựng.

- Mức hao phí lao động trực tiếp: Là số lượng ngày công lao động của kỹ sư, công nhân trực tiếp cần thiết để thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác khảo sát xây dựng.

- Mức hao phí máy thi công trực tiếp: Là số lượng ca sử dụng máy thi công trực tiếp cần thiết để thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác khảo sát xây dựng.

2. Kết cấu định mức dự toán khảo sát:

 

- Đinh mức dự toán khảo sát được trình bày theo nhóm, loại công tác và được mã hóa thống nhất.

- Mỗi loại định mức được trình bày tóm tắt: Thành phần công việc, điều kiện kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công và được xác định theo đơn vị tính phù hợp để thực hiện công tác khảo sát xây dựng.

3. Quy định áp dụng:

 

Định mức dự toán khảo sát xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành và hướng dẫn áp dụng thống nhất trong cả nước.

Đối với những công tác khảo sát xây dựng chưa được quy định định mức hoặc những loại công tác khảo sát mới (áp dụng tiêu chuẩn , quy trình, quy phạm khác với quy định hiện hành, sử dụng thiết bị mới, biện pháp thi công mới, điều kiện địa chất , địa hình khác biệt), chủ đầu tư cùng nhà thầu khảo sát, tổ chức tư vấn căn cứ yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công, điều kiện thi công và phương pháp xây dựng định mức để xác định định mức cho những công tác khảo sát này hoặc vận dụng các định mức tương tự đã sử dụng ở các công trình khác làm cơ sở xác định chi phí khảo sát xây dựng thực hiện phương thức đấu thầu. Các định mức trên được gửi về Sở Xây dựng nơi xây dựng công trình, Bộ Xây dựng và Bộ quản lý ngành để theo dõi, kiểm tra; Trường hợp chỉ định thầu thì Chủ đầu tư phải gửi các định mức này về Bộ quản lý ngành hoặc Sở Xây dựng nơi xây dựng công trình để thoả thuận với Bộ Xây dựng ban hành áp dụng.

Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ quản lý ngành chịu trách nhiệm tập hợp định mức chưa có trong hệ thống định mức hiện hành định kỳ hàng năm gửi về Bộ Xây dựng để nghiên cứu bổ sung và ban hành áp dụng.