THƯ VIỆN
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
 Tư vấn công trình:

Tư vấn 1

Tư vấn 02
 Kinh doanh:

Sales 01

Sales 02
 Hotline: 0989 072 766
02839 212 757
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Online: 5
  • Số lượt truy cập: 3960711
Hồ sơ mời thầu sai khác so với thiết kế
Hỏi: Trong hồ sơ mời thầu (HSMT) mời nhà thầu cung cấp ống nhựa PVC có khối lượng là 200 m3 (đúng ra phải ghi là m dài). Nhà thầu đã quen thuộc với gói thầu cung cấp ống nhựa nên trong hồ sơ dự thầu (HSDT) ghi 200 md. Đối với trường hợp này phải xử lý như thế nào? (Nhà thầu cũng không có văn bản yêu cầu bên mời thầu hiệu chỉnh đơn vị tính trong HSMT). >> Hồ sơ mời thầu sai khác so với thiết kế >> Bảo lãnh dự thầu của ngân hàng Trả lời: Tình huống này của Bạn liên quan tới sự “nhầm lẫn” không đáng có trong HSMT bởi vì ai cũng hiểu yêu cầu về khối lượng ống nhựa là tính theo đơn vị m (dài), nếu yêu cầu tính bằng m3 thì làm sao xác định được. Có lẽ do vậy, nhà thầu không cần hỏi lại bên mời thầu mà chào theo cách hiểu đương nhiên. Sự “nhầm lẫn” có thể do lỗi đánh máy trong HSMT và không được soát xét kỹ trước khi phát hành đã dẫn đến sự nghi ngờ về vai trò của công tác thẩm định HSMT và người duyệt HSMT. Đối với tình huống của Bạn có 2 cách xử lý: - Cách 1: Xử lý theo cách “cứng nhắc, máy móc”: Theo quy định tại Điều 4 Luật Đấu thầu thì HSMT là căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị HSDT và để bên mời thầu đánh giá HSDT... Do vậy, trong HSMT yêu cầu là m3 thì đánh giá HSDT theo m3 (nghĩa là nhà thầu chào theo md thì đương nhiên không đáp ứng và bị loại). Nếu mọi nhà thầu đều bị loại phải hủy thầu thì sẽ xem xét lý do, nguyên nhân và dễ dàng tìm ra lỗi do “nhầm lẫn” trong HSMT. Theo Điều 75 Luật Đấu thầu, người gây ra hậu quả dẫn đến phải hủy thầu sẽ phải đền bù các chi phí để tổ chức đấu thầu lại, chưa kể việc phải đền bù thiệt hại do thời gian thực hiện gói thầu bị chậm lại. Còn đối với nhà thầu, do không yêu cầu làm rõ HSMT nên chào thầu theo chủ quan và sai khác so với yêu cầu trong HSMT dẫn đến bị loại là hợp lý. Đây là rủi ro đối với nhà thầu vừa mất chi phí lập HSDT, đưa ra giá chào cạnh tranh mà vẫn trượt thầu. Đó cũng là bài học cho nhà thầu để cần nâng cao sự hiểu biết về quy định, quy trình đấu thầu cũng như quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia đấu thầu. Nhưng cách xử lý này như đã nói ở trên là “máy móc, cứng nhắc” bởi lẽ sự việc nhầm từ “md” thành “m3” là không nghiêm trọng, mọi nhà thầu cũng như mọi người đều hiểu cả, do vậy các nhà thầu tuy không nêu yêu cầu làm rõ HSMT nhưng đều chào là “md”. Do đó, tuy việc hủy thầu là đủ cơ sở pháp lý nhưng vô nghĩa, mất thời gian. Việc tổ chức đấu thầu lại sẽ tốn thời gian và chi phí không cần thiết. - Cách 2: Xử lý linh hoạt: Bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư để vẫn chọn nhà thầu trúng thầu với việc làm rõ thực trạng, bởi lẽ tuy có sự “nhầm” trong HSMT (giữa m3 và md) song mọi nhà thầu đều hiểu trong HSMT yêu cầu chào theo đơn vị md và do vậy tất cả nhà thầu đều chào theo md. Nghĩa là sự sai sót, cẩu thả trong HSMT vẫn hiểu được, không gây hậu quả nghiêm trọng. Mét dài là thông lệ trong việc mua bán, cung cấp các loại ống nhựa. Vả lại, mọi nhà thầu tham gia đều chào theo đơn vị “md”, nghĩa là việc đánh giá của Tổ chuyên gia (Bên mời thầu) để so sánh, xếp hạng và chọn ra nhà thầu trúng thầu vẫn đảm bảo sự công bằng cho các nhà thầu. Trên cơ sở báo cáo giải trình chi tiết của bên mời thầu, có lẽ chủ đầu tư đủ cơ sở thông qua kết quả đánh giá, xếp hạng HSDT với đơn vị tính là md (như các nhà thầu đã chào). Việc xử lý như vậy vừa đảm bảo công bằng cho các nhà thầu mà chủ đầu tư lại chọn được nhà thầu trúng thầu để đạt được mục tiêu đầu tư. Còn mọi người liên quan và cả công luận chắc cũng chia sẻ và đồng tình với cách giải quyết như vậy. Thông thường, cái gì thấy sai thì phải sửa nhưng cần lưu ý về việc xử lý các đối tượng gây sai sót để răn đe. Đây cũng là sự công bằng cần thiết để sự “nhầm lẫn” không lặp lại. Có làm như vậy thì giải quyết theo cách 2 mới trọn vẹn. Bài học cần rút ra từ tình huống của Bạn là năng lực, trách nhiệm, phẩm chất của các đơn vị giúp việc cho chủ đầu tư và ngay cả năng lực của chủ đầu tư cũng cần được nâng cao để đáp ứng các yêu cầu của pháp luật. Thông thường, nhà thầu (là thí sinh) khi lập HSDT (làm bài thi) sai thì không được trúng thầu (bị rớt), do vậy, nếu chủ đầu tư (người ra đề thi, chấm thi) thực hiện sai, đưa ra sản phẩm kém chất lượng thì cũng phải chịu xử lý. Đấy là sự công bằng. Mặc dù việc xử lý vi phạm cũng chỉ là hình thức cực chẳng đã. Chúng ta mong muốn đội ngũ chuyên gia, cán bộ làm đấu thầu đủ tính chuyên nghiệp để không gây ra những sai sót vô lý. Muốn vậy, công tác tập huấn, rút kinh nghiệm sau mỗi lần sơ suất là thực sự cần thiết. TS. Nguyễn Việt Hùng