THƯ VIỆN
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
 Tư vấn công trình:

Tư vấn 1

Tư vấn 02
 Kinh doanh:

Sales 01

Sales 02
 Hotline: 0989 072 766
02839 212 757
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Online: 3
  • Số lượt truy cập: 3982366
Nhà thầu vượt qua đánh giá kỹ thuật có giá dự thầu cao hơn giá gói thầu

Hỏi:

Chúng tôi có một gói thầu mua sắm hàng hóa (MSHH) tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước. Có 5 nhà thầu mua hồ sơ mời thầu (HSMT) và nộp hồ sơ dự thầu (HSDT) trước thời điểm đóng thầu. Trong quá trình đánh giá thì 4/5 nhà thầu bị loại (do vi phạm điều kiện tiên quyết hoặc không đáp ứng về mặt kỹ thuật theo tiêu chí đánh giá). Chỉ có một nhà thầu M vượt qua mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật, nhưng giá dự thầu (sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch) của nhà thầu này lại vượt giá gói thầu, không đảm bảo điều kiện trúng thầu theo mục 31 của HSDT và Điều 38 Luật Đấu thầu. Chúng tôi đang tìm cách xử lý tình huống này.
 
Nghiên cứu Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 (NĐ85) tại Điều 70 có một tình huống gần tương tự (nêu tại khoản 6) nhưng quy định giá dự thầu sau sửa lỗi hiệu chỉnh sai lệch của các nhà thầu đều vượt giá gói thầu đã duyệt thì chủ đầu tư xem xét xử lý theo một trong các giải pháp:
 
a. Cho phép các nhà thầu này chào lại giá dự thầu.
 
b. Cho phép đồng thời với việc chào lại giá dự thầu sẽ xem xét lại giá gói thầu trong HSMT đã duyệt nếu cần thiết.
 
c. Cho phép mời nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất vào đàm phán về giá.
 
IMG
Ảnh: Lê Tiên
 
Trong trường hợp của chúng tôi chỉ có một nhà thầu vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật thì có được áp dụng giải pháp chào lại giá nêu ở điểm a Điều 70 NĐ85 không?
 
Trả lời:
 
Tình huống nêu tại khoản 6 Điều 70 NĐ85 về trường hợp các nhà thầu có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch (tức là giá đề nghị trúng thầu) vượt giá gói thầu (trong kế hoạch đấu thầu) đối với gói thầu MSHH, xây lắp có vẻ hơi khác trường hợp được hỏi lại chỉ có một nhà thầu (chứ không phải các nhà thầu).
 
Nhóm từ “các nhà thầu” có thể gây do dự trong khi xử lý trường hợp này. Việc tìm hiểu kỹ quy định sẽ xử lý được tình huống. Cụ thể như sau:
 
Khi nói rằng nhà thầu có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch tức là nói tới nhà thầu đã vượt qua đánh giá sơ bộ, vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật, có lỗi số học (nếu có trong HSDT) không vượt 10% giá dự thầu, có sai lệch (nếu có trong HSDT) không vượt 10% giá dự thầu. Theo trình tự đánh giá HSDT (quy định tại Điều 35 Luật Đấu thầu, Điều 29 NĐ85 và trong Mẫu HSMT) thì khi nhà thầu vượt qua đánh giá ở bước trước mới được đánh giá ở bước tiếp theo. Một nhà thầu có HSDT vượt qua sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch đã là một nhà thầu đáng trân trọng. Nhưng điều quan trọng đối với nhà thầu là được xếp hạng ra sao (căn cứ vào giá đánh giá bởi lẽ đây là gói MSHH) và giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch (giá đề nghị trúng thầu) có vượt giá gói thầu không để đủ điều kiện được đề nghị trúng thầu?
 
Việc xác định giá đánh giá để so sánh xếp hạng chỉ xảy ra khi có một số nhà thầu, nhưng trong trường hợp này chỉ có nhà thầu M vượt qua đánh giá về kỹ thuật nên việc xác định giá đánh giá là không cần thiết (theo khoản 7 Điều 70 NĐ85) mà chỉ cần xác định giá đề nghị trúng thầu của nhà thầu này để có cơ sở xem xét kết quả trúng thầu. Cũng tại khoản 7 này còn quy định: trường hợp giá đề nghị trúng thầu của nhà thầu (cần hiểu là nhà thầu duy nhất vượt giá đánh giá về mặt kỹ thuật) vượt giá gói thầu được duyệt thì xử lý theo quy định tại Khoản 6 Điều này (Điều 70 NĐ85).
 
Như vậy bằng nội dung tại khoản 7 Điều 70 NĐ85 thì trường hợp chỉ có một nhà thầu (vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật) với giá đề nghị trúng thầu vượt giá trúng thầu thì hoàn toàn áp dụng được điểm a hoặc điểm b) khoản 6 NĐ85, theo đó có thể: yêu cầu nhà thầu M chào lại giá dự thầu; đồng thời với việc yêu cầu nhà thầu M chào lại giá dự thầu thì xem xét lại giá gói thầu, nội dung HSMT đã phát hành, nếu thấy cần thiết. Đương nhiên điểm c khoản 6 Điều 70 NĐ 85/CP là không phù hợp để áp dụng đối với trường hợp được hỏi.
 
Tóm lại khi xử lý tình huống đòi hỏi phải có kiến thức đầy đủ về các quy định trong Luật, trong Nghị định, trong các Thông tư và phải gắn kết chúng với nhau để hiểu vấn đề một cách đầy đủ. Hiện đã có ý tưởng xây dựng phần mềm để giúp người đọc dễ tiếp cận trong việc gắn kết các nội dung quy định về một vấn đề nhưng lại nằm rải rác ở nhiều điều trong một hoặc ở nhiều văn bản. Hy vọng phần mềm này sớm được hình thành để phục vụ những người quan tâm.
 
Theo Muasamcong