THƯ VIỆN
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
 Tư vấn công trình:

Tư vấn 1

Tư vấn 02
 Kinh doanh:

Sales 01

Sales 02
 Hotline: 0989 072 766
02839 212 757
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Online: 8
  • Số lượt truy cập: 3990821
Sơ suất do không đưa vào danh sách cấm tham gia hoạt động đấu thầu
Hỏi: 
Nếu vì lý do nào đó quên không đưa vào danh sách cấm tham gia hoạt động đấu thầu thì ai chịu trách nhiệm, xử lý như thế nào? 
 
Trả lời:
Tại Điều 75 Luật Đấu thầu năm 2005 đã quy định về xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu. Tại Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 (Luật số 38) có sửa đổi, bổ sung nội dung này theo hướng chặt chẽ hơn. Quy định về xử lý vi phạm là nhằm mục đích răn đe, đảm bảo hiệu lực thi hành của Luật, buộc các đối tượng áp dụng phải thực hiện theo các quy định.
 
Các đối tượng áp dụng Luật là những tổ chức, cá nhân tham gia hoặc liên quan đến hoạt động đấu thầu, gồm: Người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, tổ chuyên gia đấu thầu, nhà thầu, cơ quan tổ chức thẩm định, thanh tra, kiểm tra, cơ quan thanh toán… Trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của các đối tượng chủ yếu được quy định lần lượt từ Điều 60 đến Điều 65 Luật Đấu thầu và được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 38.
 
Khi đã có quy định trong Luật, mà các đối tượng liên quan không thực hiện theo quyền và nghĩa vụ thì được coi là vi phạm pháp luật về đấu thầu. Tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 85/2009/NĐ-CP định nghĩa: "Vi phạm pháp luật về đấu thầu là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật về đấu thầu". Mà đã là hành vi vi phạm thì bị xử lý theo quy định tại Điều 75 Luật Đấu thầu và được sửa đổi, bổ sung tại Điều 2 Luật số 38.
 
Trở lại tình huống của Bạn là quên không đưa vào danh sách cấm tham gia hoạt động đấu thầu thì bị xử lý thế nào. Rõ ràng việc xử lý là phải được dựa trên các căn cứ pháp luật và căn cứ vào tình huống vi phạm cụ thể của đối tượng liên quan. 
 
Có thể phân ra các trường hợp như sau:
 
Trường hợp 1, đã có báo cáo với đầy đủ lý do để cấm tham gia hoạt động đấu thầu mà người có thẩm quyền (người có trách nhiệm đưa ra quyết định xử lý vi phạm) lại quên không ký quyết định thì trách nhiệm thuộc về người có thẩm quyền. Tại khoản 2 Điều 63 Nghị định 85/2009/NĐ-CP quy định: Trường hợp người có thẩm quyền vi phạm pháp luật về đấu thầu thì việc xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
 
Trường hợp 2, có đối tượng vi phạm thuộc diện cấm tham gia hoạt động đấu thầu nhưng bộ phận giúp việc của người có thẩm quyền (bao gồm chủ đầu tư, bên mời thầu, tổ chuyên gia đấu thầu, đơn vị thẩm định) quên không báo cáo người có thẩm quyền để xử lý theo quy định thì sẽ bị xử lý là thiếu trách nhiệm. Nếu sự thiếu trách nhiệm này gây hậu quả thì sẽ bị xử lý theo quy định trong Luật Đấu thầu (ví dụ căn cứ Điều 12 và Điều 75 Luật Đấu thầu) và pháp luật có liên quan.
 
Trường hợp 3, có cơ sở kết luận hành vi quên là cố tình thì việc xử lý sẽ phức tạp hơn bởi lẽ hậu quả của việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mục tiêu của hoạt động đấu thầu.
 
Tóm lại, hoạt động đấu thầu luôn nhạy cảm, dễ gây ra những nghi ngờ nên cố gắng đừng quên (dù là vô tình hay cố ý) bởi lẽ "giậu đổ" thì "bìm leo". Khi xử lý vi phạm Luật Đấu thầu thì không chỉ căn cứ vào Luật Đấu thầu mà còn căn cứ vào pháp luật liên quan như quy định tại Điều 3 Luật Đấu thầu: "Hoạt động đấu thầu phải tuân thủ quy định của Luật này và các quy định của pháp luật liên quan".

Theo MSC