THƯ VIỆN
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
 Tư vấn công trình:

Tư vấn 1

Tư vấn 02
 Kinh doanh:

Sales 01

Sales 02
 Hotline: 0989 072 766
02839 212 757
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Online: 7
  • Số lượt truy cập: 3990938
Sử dụng tiền bảo lãnh dự thầu do nhà thầu không được nhận lại
Hỏi:
 
Chúng tôi có tình huống như sau:

Nhà thầu được lựa chọn là nhà thầu trúng thầu, mặc dù đã nhận được thông báo trúng thầu và mời vào thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, nhưng nhà thầu lại không vào để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng. Khi đó, nhà thầu sẽ không được nhận lại số tiền bảo lãnh dự thầu đã nộp. Vậy chủ đầu tư sẽ được sử dụng số tiền bảo lãnh này như thế nào? 
 
Trả lời:
 
Trong Luật Đấu thầu đã có quy định về việc xử lý khi nhà thầu trúng thầu từ chối không thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, cụ thể như sau:
 
1. Bị xử phạt cảnh cáo theo quy định tại Khoản 21 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12.
 
2. Không được nhận lại bảo đảm dự thầu theo quy định tại Điểm b Khoản 6 Điều 27 Luật Đấu thầu (nội dung này luôn được đề cập trong hồ sơ mời thầu - HSMT).
 
Cần hiểu rằng các chi phí thực hiện dự án đều được lấy từ tổng vốn đầu tư của dự án (bao gồm các chi phí: chuẩn bị dự án, xây dựng, mua thiết bị, lập HSMT, đánh giá hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu, thẩm định kết quả đấu thầu, kiểm toán...). Để có một bộ HSMT phát hành cho nhà thầu thì chủ đầu tư tốn khá nhiều chi phí, trong khi theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 85/2009/NĐ-CP thì chi phí bán HSMT không quá một triệu đồng (đối với đấu thầu trong nước) với ý nghĩa chỉ là chi phí sao chụp (photocopy) HSMT để cung cấp cho nhà thầu. Nhiều trường hợp chi phí bán HSMT không đủ bù cho chi phí sao chụp HSMT, nhất là đối với gói thầu xây lắp có quy mô lớn với những bản thiết kế khổ giấy A3, A2.
 
Do mỗi khoản chi tiêu để thực hiện dự án đều lấy từ tổng vốn đầu tư của dự án nên những khoản thu được (do bán HSMT, thu bảo đảm dự thầu của nhà thầu như trường hợp của Bạn...) đều phải hoàn trả lại cho Dự án. Đôi khi, nhà thầu bỏ cuộc và chủ đầu tư thu được tiền bảo lãnh dự thầu của nhà thầu thì đây có thể lại là dấu hiệu không tích cực. Bởi lẽ nhà thầu khi dự thầu là muốn được trúng thầu, muốn có hợp đồng để có việc làm và có lợi nhuận. Một khi nhà thầu “hy sinh” cả bảo lãnh dự thầu có nghĩa là giá trúng thầu (dựa trên giá dự thầu của nhà thầu) là quá thấp đến mức nhà thầu đành bỏ cuộc, chấp nhận các thua thiệt kèm theo. Chẳng hạn khi thu được 500 triệu đồng tiền bảo đảm dự thầu của nhà thầu bỏ cuộc mà chọn nhà thầu xếp hạng kế tiếp trúng thầu, thì giá trúng thầu của nhà thầu này có khi cao hơn nhà thầu bỏ cuộc hàng tỷ đồng.
 
Tóm lại, khi thực hiện công việc lựa chọn nhà thầu, chúng ta chỉ được hưởng các khoản tiền theo chế độ. Mọi khoản thu, chi đều được hạch toán vào tổng vốn đầu tư của dự án theo quy định.

Theo MSC