THƯ VIỆN
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
 Tư vấn công trình:

Tư vấn 1

Tư vấn 02
 Kinh doanh:

Sales 01

Sales 02
 Hotline: 0989 072 766
02839 212 757
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Online: 6
  • Số lượt truy cập: 3990681
Chia dự án thành các gói thầu
Hỏi:
 
Đơn vị chúng tôi có một dự án với tổng mức đầu tư là 6 tỷ đồng, trong đó, chi phí làm đường điện là 1 tỷ đồng; chi phí làm đường bê tông là 1 tỷ đồng; chi phí xây dựng nhà là 3 tỷ đồng,...
 
Vậy xin hỏi có thể chia 3 nội dung công việc nêu trên thành 3 gói thầu, trong đó gói thầu thi công đường điện và gói thầu thi công đường bê tông áp dụng hình thức chỉ định thầu, còn gói thầu xây dựng nhà áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước?
 
Trả lời: 
 
Việc chia dự án thành các gói thầu là một nội dung của kế hoạch đấu thầu quy định tại Điều 6 Luật Đấu thầu và trong Nghị định 85/2009/NĐ-CP (từ Điều 9 đến Điều 12). Theo đó, không quy định là nhất thiết phải chia dự án thành bao nhiêu gói thầu. Pháp luật về đấu thầu dành quyền cho chủ đầu tư khi xây dựng kế hoạch đấu thầu, người thẩm định và người duyệt (người quyết định đầu tư dự án) tự xem xét, quyết định việc phân chia này. Tại Điều 6 Luật Đấu thầu quy định “việc phân chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ của dự án và có quy mô gói thầu hợp lý”.
 
Trở lại tình huống của Bạn, căn cứ quy định trên thì việc phân chia dự án thành các gói thầu phải xuất phát từ tình hình cụ thể đối với dự án. Trong dự án của Bạn có 3 nội dung, công việc khác nhau, nếu cần thiết phải thực hiện đồng thời thì hoàn toàn có thể chia thành 3 gói thầu riêng biệt. Còn hình thức lựa chọn nhà thầu đối với mỗi gói thầu thì phải căn cứ vào các điều kiện cụ thể của từng gói thầu và theo quy định từ Điều 18 đến Điều 24 của Luật Đấu thầu (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 38/2009/QH12) và Điều 40 Nghị định 85/2009/NĐ-CP. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 50/2012/QĐ-TTg ngày 9/11/2012 về việc áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu thuộc trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định được quy định tại Điểm k Khoản 2 Điều 40 Nghị định 85/2009/NĐ-CP. Theo đó, gói thầu xây lắp có giá  không vượt 5 tỷ đồng đều thuộc diện xem xét để chỉ định thầu, nhưng nếu thấy không cần thiết phải chỉ định thầu thì tổ chức đấu thầu. Trường hợp chỉ định thầu thì  phải đảm bảo việc chỉ định thầu hiệu quả hơn đấu thầu.
 
Một số nội dung trong Luật, Nghị định được quy định không có định lượng (và đôi khi là không thể hoặc việc quy định cứng dẫn đến bất lợi) nên chỉ có thể quy định mang tính nguyên tắc, định tính. Trong trường hợp như thế thì những nguời có trách nhiệm liên quan tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Vì vậy, năng lực, phẩm chất của từng người tham gia hoạt động đấu thầu là hết sức quan trọng. Hệ thống pháp luật dù có chi tiết tới đâu cũng chỉ chiếm duới 50% sự việc, phần trên 50% là phụ thuộc vào những con người cụ thể tham gia.
 
Cũng cần lưu ý rằng, việc phân chia dự án thành các gói thầu kèm theo các hình thức lựa chọn nhà thầu trên cơ sở đề xuất, giải trình của chủ đầu tư thì phải được thẩm định về tính hợp lý của đề xuất để làm cơ sở cho người có thẩm quyền xem xét, quyết định nội dung này trong kế hoạch đấu thầu.

Theo MSC