THƯ VIỆN
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
 Tư vấn công trình:

Tư vấn 1

Tư vấn 02
 Kinh doanh:

Sales 01

Sales 02
 Hotline: 0989 072 766
02839 212 757
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Online: 5
  • Số lượt truy cập: 3990678
Hình thức mua sắm trực tiếp
 
Hỏi: 
 
Chúng tôi có một gói thầu mua sắm tài sản, Sở Tài chính đã phê duyệt dự toán và kế hoạch đấu thầu (KHĐT) với giá dự toán thấp hơn giá do chúng tôi đề nghị. Đơn vị phụ trách mua sắm đã đăng báo 2 lần nhưng không có nhà thầu nào tham gia đấu thầu để cung cấp (theo báo cáo của đơn vị mua sắm) và đề nghị Sở Tài chính xử lý. Sở Tài chính đã làm việc với đơn vị báo giá cho Sở Tài chính trước đây và đơn vị này bảo đảm cung cấp theo giá mà Sở Tài chính đã phê duyệt trong KHĐT. Tuy nhiên, đơn vị này không muốn tham gia đấu thầu và đề nghị đơn vị mua sắm liên hệ trực tiếp để mua hàng. Còn đơn vị mua sắm giữ quan điểm rằng đã làm đầy đủ các thủ tục mua sắm theo quy định mà không nhà thầu nào tham gia, do vậy đề nghị Sở Tài chính xử lý. Chúng tôi đã đọc nhiều tài liệu liên quan nhưng chưa có quy định nào xử lý trường hợp này. 
 
Vậy xin hỏi Sở Tài chính có thể ra văn bản chỉ định đơn vị mua sắm đến liên hệ với đơn vị bán hàng để trực tiếp mua sắm được không?
 
Trả lời: 
 
Theo quy định, trước khi tiến hành mua sắm cần có KHĐT được duyệt, trong đó nêu rõ các nội dung đối với mỗi gói thầu như: giá gói thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu, thời gian lựa chọn nhà thầu, hình thức hợp đồng, hình thức và thời gian thực hiện hợp đồng. Theo thông tin của Bạn đã nêu thì hiểu rằng, trong KHĐT ghi hình thức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu là đấu thầu rộng rãi, do đó đơn vị mua sắm đã tiến hành đăng thông báo mời thầu trên báo. Nhưng qua 2 lần đăng vẫn không có nhà thầu nào đến mua hồ sơ mời thầu (HSMT). Trong khi đó, 1 đơn vị cung cấp báo giá (thực chất là nhà cung cấp) cho biết họ có thể cung cấp sản phẩm theo giá gói thầu (dự toán) đã duyệt trong KHĐT nhưng lại đề nghị đơn vị mua sắm liên hệ trực tiếp để mua bởi vì nhà cung cấp không muốn tham gia đấu thầu.
 
Với tình huống này, có thể xử lý theo một số phương án sau:
 
Phương án 1: Bạn cần phân tích gói thầu kỹ hơn để xác định gói thầu có thuộc trường hợp được phép chỉ định thầu như quy định tại Điều 20 Luật Đấu thầu và Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung số 38/2009/QH12, Điều 40 Nghị định 85/2009/NĐ-CP. Nếu đủ điều kiện thì đơn vị mua sắm cần Báo cáo về tình hình cuộc thầu là không có nhà thầu nào tham gia để đề nghị người duyệt KHĐT điều chỉnh KHĐT cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu (thay cho hình thức đấu thầu rộng rãi như đã duyệt). Đây là giải pháp tích cực nhất và cũng thỏa mãn yêu cầu của nhà cung cấp.
 
Phương án 2: Bạn cần kiểm tra lại việc đăng tải thông báo mời thầu để đảm bảo rằng các nhà thầu (bao gồm nhà thầu cung cấp báo giá) đã nhận được thông báo mời thầu. Trong một số trường hợp, bên mời thầu có thể liên hệ, cung cấp thông tin về cuộc thầu cho một số nhà cung cấp báo giá để họ có thông tin về cuộc thầu (bao gồm cả nhà cung cấp đã gửi báo giá cho Sở Tài chính. Hy vọng rằng dù chỉ có 1 hồ sơ dự thầu của nhà cung cấp thì vẫn được chủ đầu tư cho phép mở thầu để đánh giá (xử lý theo Khoản 3 Điều 70 Nghị định 85/2009/NĐ-CP) nhằm chọn được nhà thầu trúng thầu và ký kết hợp đồng.
 
Thực tế, ít có trường hợp nhà thầu có khả năng cung cấp sản phẩm lại từ chối tham gia đấu thầu đối với cuộc thầu mà nhà thầu đã nắm chắc phần thắng. Theo lẽ thông thường, nhà thầu phải tìm thị trường để bán sản phẩm nhằm mục tiêu tồn tại và phát triển. Còn người mua (đơn vị mua sắm) là “thượng đế” theo đúng nghĩa. Do vậy, việc nhà cung cấp không muốn tham gia đấu thầu là điều khó hiểu, không bình thường.
 
Phương án 3: Nghiên cứu để đề xuất áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt (quy định tại Điều 24 Luật Đấu thầu). Nhưng có vẻ hình thức này là không phù hợp với tình huống của Bạn, bởi lẽ gói thầu của Bạn không phức tạp tới mức phải trình Thủ tuớng Chính phủ xem xét quyết định cách lựa chọn nhà thầu (trên cơ sở tờ trình của chủ đầu tư, ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ý kiến của Bộ quản lý ngành).

Theo Muasamcong