THƯ VIỆN
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
 Tư vấn công trình:

Tư vấn 1

Tư vấn 02
 Kinh doanh:

Sales 01

Sales 02
 Hotline: 0989 072 766
02839 212 757
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Online: 7
  • Số lượt truy cập: 3991936
Nhà xây dựng sai phép từ năm 2002
 
Người gửi: Phạm Ngọc Hải
 
Công ty tôi là công ty Cổ phần có mua nhà cũ trên lô đất 400m2 đã sang tên sổ hồng chính chủ và xây dựng T0à nhà Văn phòng 10 tầng từ năm 2002. Tuy nhiên do xây dựng sai phép ( có 2 tầng hầm và 9 tầng lầu thì lại xây 1 tầng hầm và 10 tầng lầu) và hiện nay đang làm văn phòng hoạt động tốt. Vì vậy việc làm giấy chứng nhận sở hữu
công trình có khó khăn . Từ đó đến nay đã 10 năm, Giám đốc mới lên yêu cầu tiếp tục làm thủ tục sở hữu công trình . Theo luật xây dựng 2004 thì những công trình xây dựng sai phép trước thời hạn Luật xây dựng 2004 có hiệu lực thì được cấp giấy chứng nhận . Nhưng việc xử phạt sai phép thế nào, ( có phải đóng phạt và cho tồn tại hay cấp giấy chứng nhận nhưng không công nhận phần xây dựng sai phép ? Xin Quý Sở trả lời cho biết. Xin cám ơn Phạm Ngọc Hải ĐT 0915437906
 
Trả lời:
 
Chào ông (bà) Phạm Ngọc Hải,

Qua câu của ông (bà), Sở Xây dựng có ý kiến như sau:

- Về việc xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:

Căn cứ khoản 1 Điều 10 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008) quy định: “Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện; đối với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, sở hữu trí tuệ, xây dựng, môi trường, an toàn và kiểm soát bức xạ, nhà ở, đất đai, đê điều, xuất bản, xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc vi phạm hành chính là hành vi buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả thì thời hiệu là hai năm; nếu quá các thời hạn nói trên thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này”.

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27/2/2009 của Chính phủ quy định: “Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện (đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm kể từ ngày dự án được bàn giao, đưa vào sử dụng); quá thời hạn trên thì không bị xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này”.

Ngày 9 tháng 12 năm 2010, Bộ Xây dựng có Công văn số 16/BXD-TTr hướng dẫn một số nội dung liên quan đến việc triển khai thực hiện Nghị định số 23/2009/NĐ-CP và Thông tư số 24/2009/TT-BXD, có nội dung: “Đối với những hành vi vi phạm trật tự xây dựng xảy ra trước thời điểm Nghị định số 23/2009/NĐ-CP có hiệu lực nhưng được phát hiện ra sau thời điểm Nghị định số 23/2009/NĐ-CP có hiệu lực thì không áp dụng Nghị định số 23/2009/NĐ-CP để xử lý, vì Nghị định số 23/2009/NĐ-CP không quy định hiệu lực hồi tố, mà áp dụng Điều 15 Thông tư số 24/2009/TT-BXD để xử lý”.

- Về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với Tòa nhà văn phòng do Công ty của Ông mua:
Căn cứ Nghị định 88/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thì thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Đề nghị Ông liên hệ Văn Phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo thẩm quyền quy định./.
 
Theo SXD