TIN TỨC  Sẽ cưỡng chế nếu các hộ dân không hợp tác
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
 Tư vấn công trình:

Tư vấn 1

Tư vấn 02
 Kinh doanh:

Sales 01

Sales 02
 Hotline: 0989 072 766
02839 212 757
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Online: 4
  • Số lượt truy cập: 4175279
Sẽ cưỡng chế nếu các hộ dân không hợp tác
Khu tập thể (KTT) Nguyễn Công Trứ được xây dựng từ thời kỳ bao cấp, qua nhiều năm sử dụng hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, đe dọa đến sự an toàn của các hộ dân sinh sống tại đây. Do đó, từ năm 2002, UBND TP Hà Nội đã có chủ trương giao cho DN cùng với Nhà nước “xắn tay” vào cải tạo, xây dựng lại KTT cũ trên toàn TP.


Sau nhiều năm sử dụng, đến nay KTT Nguyễn Công Trứ đã xuống cấp trầm trọng.

Dự án an sinh xã hội

Năm 2002, UBND TP Hà Nội đã có văn bản giao Cty Xây dựng và Phát triển nhà Hai Bà Trưng (nay là Cty CP Đầu tư Xây dựng Phát triển nhà số 7 Hà Nội) làm chủ đầu tư dự án tổ chức điều tra xã hội học, lập dự án đầu tư xây dựng, cải tạo lại KTT Nguyễn Công Trứ. Đây là dự án thí điểm của TP Hà Nội về tái thiết chung cư đã bị xuống cấp. Là dự án an sinh xã hội, không phải dự án kinh doanh, đồng thời là dự án có ý nghĩa lớn về chính trị, xã hội và nhận được sự ủng hộ của đa số người dân.

Theo ghi nhận của phóng viên, KTT Nguyễn Công Trứ hiện đã xuống cấp nghiêm trọng. Ngoài diện tích được xây dựng ban đầu, nhiều phần diện tích chung của KTT đã bị cơi nới, lấn chiếm. Theo quy hoạch mới, sau khi được cải tạo, xây dựng lại, KTT Nguyễn Công Trứ sẽ là một khu nhà ở văn minh, có hạ tầng kỹ thuật đầy đủ, khớp nối với quy hoạch chung của TP Hà Nội. Do đó dự án đã được đông đảo nhân dân đồng tình, ủng hộ.

Trong quá trình thực hiện dự án, Cty CP Đầu tư và Xây dựng số 7 đã thực hiện đầy đủ các bước khảo sát, nghiên cứu lập quy hoạch, xin ý kiến các ban ngành, nhân dân và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dựa trên cơ sở thiết kế được duyệt và các cơ chế chính sách do Nhà nước quy định, đến nay chủ đầu tư đã tổ chức các đợt bốc thăm căn hộ và đã có 170/199 hộ chấp hành bàn giao mặt bằng. Tuy nhiên dù đã khởi động cách đây cả chục năm, dự án vẫn chưa thể khởi công vì còn 29 hộ bất hợp tác.

Để thực hiện dự án này, Q.Hai Bà Trưng và Cty CP Đầu tư xây dựng & Phát triển nhà số 7 đã vận dụng những chính sách có lợi nhất cho người dân. Dự án sẽ đảm bảo tái định cư tại chỗ cho 100% hộ dân. Trong quá trình thi công xây dựng, các hộ dân được tạm cư và được hỗ trợ 30% giá đất ở theo diện tích đất thực tế bị thu hồi (tối đa không quá 60m2 mỗi chủ sử dụng đất).

Chính quyền phải kiên quyết!

Theo TS Phạm Văn Khánh - Vụ trưởng Vụ Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng): Hà Nội có nhiều chung cư cũ được xây dựng từ những năm 1960 đã xuống cấp, và gây nguy hiểm cho người dân. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng bản thân những chung cư này đã tăng mật độ số dân so với ban đầu lên rất nhiều. Do vậy việc cải tạo và xây dựng lại chung cư hiện nay ở Hà Nội gặp nhiều khó khăn, trong đó việc tăng diện tích do lấn chiếm, tăng số hộ dân là một khó khăn rất lớn để GPMB.

Đối với KTT Nguyễn Công Trứ, TS Phạm Văn Khánh cho rằng: Những KTT cũ này thường có nhiều dạng khẩu khác nhau, chính thức và không chính thức, do vậy ban GPMB cần phải phân loại rõ ràng từng loại đối tượng, vì thực tế ở những chung cư này có cả người thuộc diện phân nhà và những đối tượng phát sinh sau này. Trong quá trình thực hiện phải rạch ròi ra những đối tượng nào phải di chuyển, những đối tượng nào được phép quay lại tái định cư khi hoàn thành việc cải tạo. Tuy nhiên giữa những đối tượng phải di chuyển và đối tượng được quay lại tái định cư phải hài hòa về hỗ trợ bồi thường vì dù sao họ cũng đã ở đó rồi. Ngoài ra có một nguyên tắc là phải công khai quy hoạch, và khách quan trong giải thích, tuyên truyền, vận động người dân để người ta thấy được rằng đây là một dự án mang tính chất an sinh xã hội, và phục vụ chính lợi ích của người dân.

Thực tế thì GPMB ở chỗ nào cũng khó khăn, nhưng nếu có trên 70% hộ dân đã đồng thuận thì phải tính đến phương án cưỡng chế để thực hiện dự án. Còn về kinh phí thì nguyên tắc Nhà nước hỗ trợ về hạ tầng, còn lại thì DN tự cân đối cho hài hòa.

TS Phạm Sỹ Liêm - Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam nêu quan điểm: Từ vài năm trước, UBND TP.Hà Nội đã đề ra chủ trương cải tạo các chung cư cũ trên địa bàn TP thế nhưng chỉ mới thực hiện được lác đác vài nơi, như xây mới vài chung cư cao tầng trên đất trống ven khu Kim Liên hay dỡ bỏ xây lại nhà B6 tại vị trí đắc địa cạnh đường Kim Mã, và dãy nhà mặt tiền đường Giảng Võ. Tôi rất hoan nghênh chủ trương cải tạo các khu nhà ở cũ được xây dựng đến nay đã ngót ngét nửa thế kỷ theo tư duy phân khu chức năng và các tiêu chí rất eo hẹp của thời kỳ đó. Thế nhưng bây giờ cải tạo chúng theo tư duy và tiêu chí nào thì lại chưa được rõ ràng. Một vài nhà được xây lại trên nền cũ chỉ vì chúng có vị trí tốt, có thể sinh lợi khá cho nhà đầu tư, nhưng dễ gây cho người khác cảm nhận về nhóm lợi ích.

Cũng theo TS Phạm Sỹ Liêm thì, đối với KTT Nguyễn Công Trứ, GPMB chỉ là một vấn đề, mà chưa phải là vấn đề then chốt nhất. Chủ trương cải tạo chung cư cũ không cứ gì ở Hà Nội mà ở cả các đô thị lớn khác đều chưa rõ ràng về quan điểm, về nội dung chính sách và về tổ chức thực hiện.

Ông Lâm Anh Tuấn - Phó chủ tịch UBND Q.Hai Bà Trưng cho biết: Quận đã báo cáo, xin ý kiến lãnh đạo TP, và nhận được chỉ đạo đối với các hộ dân chưa đồng thuận, nếu đã giải thích thấu đáo, đã áp dụng tối đa chính sách mà không được, nhất định phải cưỡng chế triệt để. Cho đến ngày 29/11, các quyết định cưỡng chế đã được thông báo đến 29 hộ dân. Chúng tôi sẽ tiếp tục vận động, giải thích đến trước ngày 05/12. Nếu các hộ dân vẫn không hợp tác với cơ quan chức năng, biện pháp cưỡng chế sẽ phải áp dụng.

Theo Baoxaydung