TIN TỨC  Nhiều huyện “trắng” GPXD
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
 Tư vấn công trình:

Tư vấn 1

Tư vấn 02
 Kinh doanh:

Sales 01

Sales 02
 Hotline: 0989 072 766
02839 212 757
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Online: 2
  • Số lượt truy cập: 4175345
Nhiều huyện “trắng” GPXD
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, lượng GPXD được cấp năm 2012 giảm so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, nhiều huyện số lượng cấp GPXD cả năm 2012 bằng không.
 
 


Nhiều công trình nhà ở riêng lẻ ở nông thôn chưa được cấp GPXD
do chưa có quy hoạch chi tiết, quy hoạch điểm dân cư nông thôn.
 

7 huyện không cấp được GPXD
 
Năm 2012, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP Hà Nội cấp được 8.508 GPXD nhưng trong đó có 7 huyện cả năm không cấp được GPXD nào.
Ông Lại Văn Huy, người dân xã Cổ Đô, Ba Vì cho biết: Sao phải xin phép, có đất là xây thôi, mà ngày chuẩn bị xây nhà có cán bộ xã nào nhắc mình phải xin giấy phép xây dựng đâu. Có tiền mà xây nhà là may lắm rồi, giấy phép làm gì rắc rồi lắm.
 
Theo ghi nhận của PV, tại nhiều xã trên địa bàn huyện Ba Vì, người dân còn khá “lờ mờ” với khái niệm giấy phép xây dựng, người dân xây dựng chủ yếu trên đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa có quy hoạch 1/500...
 
Nhiều trường hợp người dân chưa được cấp GPXD do không đủ điều kiện về đất ở. Mặt khác, do quy hoạch chi tiết chưa phủ kín nên tại những phần đất trống quy hoạch chưa đủ điều kiện và căn cứ cấp GPXD.
 
Ông Lê Văn Minh – Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết: “Trên địa bàn đang áp dụng quy hoạch cũ tỷ lệ 1/5000, 1/2000 đã phê duyệt từ lâu nên chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế xây dựng về hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, chiều cao công trình. Các quy hoạch chi tiết 1/500 chưa được phê duyệt, vì vậy căn cứ để cấp huyện, xã cấp phép xây dựng là chưa đầy đủ”.
 
Quản lý cả trước và sau cấp phép
 
“Sau 5 năm Hà Tây sát nhập về Hà Nội, việc lập quy hoạch ở các huyện (thuộc Hà Tây cũ) chưa có, quản lý xây dựng theo quy hoạch rất yếu. Trách nhiệm chính thuộc về chính quyền cấp huyện khi chưa làm tốt công tác này, Thành phố cũng chưa quan tâm đến công tác quy hoạch chi tiết tại các huyện. Năm 2012, công tác cấp phép xây dựng thấp là do 2 nguyên nhân. Tình hình kinh tế khó khăn nên việc xin phép xây dựng cũng có hạn chế, số lượng cấp phép giảm. Thứ hai, do quá trình cấp phép chưa thoáng, thủ tục còn rườm rà, khiến người dân chưa mặn mà với GPXD”, ông Nguyễn Thế Hùng – Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết
 
“Sở đã đề nghị Sở Quy hoạch trình TP phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, quy hoạch điểm dân cư nông thôn đáp ứng yêu cầu cấp GPXD và quản lý xây dựng theo quy hoạch tại các quận, huyện, thị xã. Ban hành quy chế quản lý kiến trúc đô thị cụ thể cho từng khu vực, lập thiết kế đô thị cho những tuyến đường, phố đã ổn định hoặc mới mở theo quy hoạch để thống nhất quản lý, thực hiện”, bà Lê Thị Nhung – Trưởng phòng cấp phép, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết.
 
Việc quản lý cấp phép xây dựng trước khi có quy hoạch đã khó, việc quản lý sau giấy phép càng khó hơn. Trên địa bàn Hà Nội, tình trạng xây dựng nhà sai phép không phải là hiếm, sau khi phát hiện sai phạm, nếu xử lý cương quyết thì sẽ không tái diễn. Nhưng tại nhiều cấp chính quyền cơ sở, để xảy ra tình trạng này chủ yếu là do buông lỏng quản lý.
 
Năm 2012, toàn TP có hơn 16 nghìn công trình được cấp phép, trong đó có 383 vụ xây dựng sai phép. Trong đó nổi cộm lên là những công trình tại Q. Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm...
 
Ông Phạm Sỹ Liêm – Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho biết: Cấp phép xây dựng chưa phải là xong, quan trọng hơn là phải quản lý được việc xây dựng có theo đúng giấy phép hay không, bởi nhiều công trình, xin phép một đằng xây một nẻo. Việc phối hợp xử lý các công trình vi phạm giữa các cấp chính quyền chưa chặt chẽ, phải xử lý ngay khi phát hiện công trình vi phạm.
 
Ngày 20/12, Bộ Xây dựng đã có thông tư 10/2012/TT-BXD hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định 64 của Chính phủ về cấp phép xây dựng. Thông tư này đã một phần “gỡ vướng” cho cả người dân và chính quyền trong khâu cấp GPXD.

Theo Baoxaydung