TIN TỨC  Hai nỗi sợ của chủ đầu tư
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
 Tư vấn công trình:

Tư vấn 1

Tư vấn 02
 Kinh doanh:

Sales 01

Sales 02
 Hotline: 0989 072 766
02839 212 757
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Online: 4
  • Số lượt truy cập: 4010029
Hai nỗi sợ của chủ đầu tư
Trong bối cảnh vốn liếng dành cho hạ tầng giao thông hết sức eo hẹp thì ODA cũng như vốn của các tổ chức tài trợ nước ngoài là rất đáng trân trọng và cần sử dụng hết sức căn cơ để tạo hiệu quả đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH đất nước.

 
Dù với bất kỳ lý do nào, việc để chậm tiến độ giải ngân, kéo dài thời gian hoàn thành, khai thác các dự án này cũng khó được dư luận chấp nhận.

Quy “lỗi” trực tiếp cho Ngành GTVT là điều không phải bàn cãi, tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở đây mà không xét đến trách nhiệm của các bộ, ngành, đơn vị và địa phương liên quan để bắt đúng “bệnh” thì khó tìm ra “thuốc” để đặc trị. 

Trước hết là chuyện vốn đối ứng thiếu trầm trọng, vốn đã trở thành nỗi khổ sở của các dự án ODA giao thông những năm qua. Các chủ đầu tư một mặt phải thúc tiến độ thi công, hoàn thành sớm công trình, nhưng mặt khác lại phải long đong “gõ cửa” hết cơ quan này đến ngân hàng khác để tìm vốn đối ứng, chi trả giải phóng mặt bằng (GPMB) cho người dân.
 
Thực tế, chưa hết tháng 6/2013, gần như tất cả các dự án ODA giao thông đang triển khai đã cạn sạch vốn đối ứng, dù Chính phủ đã có nhiều nghị quyết yêu cầu đảm bảo vốn cho các dự án này. Các bộ ngành liên quan cũng chỉ ra đủ lý do khó, không xoay đâu ra nguồn. Ngay tháng 4/2013, cực chẳng đã, Bộ GTVT đã phải có văn bản xin Chính phủ ứng vốn đối ứng trong kế hoạch năm sau để các dự án không bị ngắt quãng. 

Một vướng mắc nữa cản trở tiến độ các dự án ODA là công tác GPMB. Thử hỏi 63 tỉnh thành trên mảnh đất hình chữ S có địa phương nào tự “vỗ ngực” luôn bàn giao mặt bằng sạch đúng thời hạn cho các dự án giao thông? Chắc là khó. Thực tế không phải bàn cãi ở các dự án giao thông, nếu địa phương nào tích cực GPMB thì công trình đó phần lớn suôn sẻ và hoàn thành đúng hạn, còn mặt bằng vướng mắc trường kỳ thì không chỉ tiến độ “rùa” mà còn đội tổng mức đầu tư. 

Điều đáng nói hiện nay là vẫn còn không ít địa phương có tâm lý “phân biệt đối xử”. Dự án do địa phương làm chủ đầu tư thì dốc sức triển khai, còn với các dự án của các bộ, ngành khác thì giải phóng cầm chừng, vừa làm… vừa nhìn nhau. 

Xem ra để giải quyết được các vấn nạn này, ngoài nỗ lực của toàn Ngành GTVT thì rất cần sự vào cuộc của các bộ, ngành, cơ quan chức năng và địa phương trên cả nước. Và khi ấy, các công trình, dự án ODA giao thông mới có hy vọng sớm thoát khỏi vị trí “đội sổ” giải ngân như hiện nay.

Theo Giaothongvantai