TIN TỨC  Giải ngân ODA giao thông chậm do "đói" vốn đối ứng?
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
 Tư vấn công trình:

Tư vấn 1

Tư vấn 02
 Kinh doanh:

Sales 01

Sales 02
 Hotline: 0989 072 766
02839 212 757
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Online: 5
  • Số lượt truy cập: 4010042
Giải ngân ODA giao thông chậm do "đói" vốn đối ứng?
Kỳ 2: Do đói vốn đối ứng Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm giải ngân các dự án ODA giao thông có thể nói là muôn hình vạn trạng, khách quan có, chủ quan không ít. Tuy nhiên, nếu không có giải pháp triệt để và sự chung tay của các ngành, địa phương, xem ra câu chuyện này vẫn khó có hồi kết…

 


Cầu Nhật Tân đang trong giai đoạn nước rút nhưng vẫn còn khoảng 150 hộ dân chưa giải tỏa di dời được
Cầu Nhật Tân đang trong giai đoạn nước rút nhưng vẫn còn khoảng 150 hộ dân chưa giải tỏa di dời được
 
Vốn xây lắp đủ, vốn đối ứng hụt

Ông Nguyễn Ngọc Long, TGĐ Ban QLDA 2 cho biết, đơn vị đang phải đi vay tạm của các ngân hàng để lo đủ vốn chi trả mặt bằng cho các hộ dân khu vực Hà Nội, đảm bảo không ảnh hưởng đến tiến độ thi công QL3 mới Hà Nội - Thái Nguyên. Nhu cầu vốn đối ứng trong năm nay của dự án (DA) cao tốc trọng điểm này cần khoảng 150 tỷ đồng, tuy nhiên, cố gắng lắm Ban mới lo được 22 tỷ đồng chi trả trước. 
 
"Để chậm trễ trong công tác giải ngân các dự án trước hết trách nhiệm thuộc về chính các chủ đầu tư, ban QLDA. Từ khâu chuẩn bị dự án, phối hợp GPMB đến thi công các dự án thời gian qua đều chưa thực hiện tốt. Trong lúc các nguồn vốn khó khăn, các dự án ODA và vốn của các nhà tài trợ nước ngoài giải ngân chậm là không thể chấp nhận được”.
 
 
Bộ trưởng Đinh La Thăng
Tại DA cao tốc Bến Lức - Long Thành, cũng cần khoảng 300 triệu USD (trên 6000 tỷ đồng) vốn đối ứng nhưng đến thời điểm này, Chính phủ mới có thể ứng trước khoảng... 400 - 500 tỷ đồng để chi trả GPMB. Con số ít ỏi này, khiến đối tác cung cấp vốn là ADB lo ngại về khả năng về đích đúng tiến độ. 
 
Tại một tuyến cao tốc khác là Nội Bài - Lào Cai, dù đã thi công nhiều năm nhưng chủ đầu tư vẫn đang khốn khó vì thiếu vốn đối ứng. Trước đây, ADB hứa cho vay 40 triệu USD bù đắp phần thiếu của ngân sách, tuy nhiên gần đây không hiểu vì lý do gì, nhà tài trợ này lại rút lại nên VEC (chủ đầu tư) đang khẩn thiết đề nghị Bộ GTVT có giải pháp hỗ trợ.

Khi hầu hết các dự án ODA đã cạn vốn đối ứng, cực chẳng đã, tháng 6/2013 vừa qua, Bộ GTVT đã phải có văn bản đề nghị Chính phủ cho ứng trước 3.500 tỷ đồng vốn kế hoạch 2014. Tuy nhiên, thời điểm tiền về DA vẫn rất xa vời...
 
“Khúc xương” mặt bằng

Với các DA giao thông trong nhiều năm qua, GPMB vẫn luôn là “khúc xương” khó nhằn và vướng mắc trường kỳ nhất. Điển hình phải kể tới cầu Nhật Tân, khởi công từ nhiều năm nay và đang ở giai đoạn nước rút nhưng cho đến nay vẫn còn khoảng 150 hộ dân chưa giải tỏa di dời được. Ông Nguyễn Thanh Vân, Tổng giám đốc Ban QLDA 85 cho biết, không thể GPMB do dân không chấp nhận mức giá đền bù, chưa có quỹ nhà tái định cư... Thực tế thời gian qua đã có nhà thầu nước ngoài yêu cầu chủ đầu tư bồi thường do chậm bàn giao mặt bằng, ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

Hàng loạt DA giao thông lớn khác đều đang phải vật lộn với những khó khăn do GPMB chậm đó là QL3 mới Hà Nội - Thái Nguyên, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, tuyến Nội Bài - Lào Cai, đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh... 

Công tác quản lý kém xuất phát từ cả hai phía chủ đầu tư trong nước và các nhà tài trợ. Trao đổi với phóng viên Báo Giao thông, TS Nguyễn Ngọc Long, Phó Chủ tịch Hội KHKT Cầu đường VN cho rằng nhiều chủ đầu tư chưa thể hiện được vai trò tích cực trong triển khai DA dẫn đến tất cả các khâu từ chuẩn bị, đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, thi công và nghiệm thu, bàn giao đều chậm. 

Bên cạnh đó, còn là những bất cập từ chính sách của các nhà tài trợ trong quy định về thanh quyết toán. Xây một ngôi nhà còn phải điều chỉnh đi điều chỉnh lại nhiều lần, đằng này cả DA hàng nghìn tỷ đồng với rất nhiều hạng mục không điều chỉnh, bổ sung mới lạ. Tuy nhiên khi điều chỉnh các nhà tài trợ xử lý rất chậm - ông Long nói. 

Cùng chung quan điểm này, ông Phan Quốc Hiếu, Tổng giám đốc TCT Xây dựng Thăng Long cho biết, chậm giải ngân trước hết do các nhà thầu. Tuy nhiên, để hoàn thành được các thủ tục của các nhà tài trợ thì hết sức vất vả và phải qua hàng chục chữ ký. Nhiều khi muốn làm nhanh cũng chẳng được.
 
Theo Giaothongvantai