TIN TỨC  Nhiều HSMT vẫn yêu cầu không đúng về Giấy phép bán hàng
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
 Tư vấn công trình:

Tư vấn 1

Tư vấn 02
 Kinh doanh:

Sales 01

Sales 02
 Hotline: 0989 072 766
02839 212 757
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Online: 3
  • Số lượt truy cập: 3955915
Nhiều HSMT vẫn yêu cầu không đúng về Giấy phép bán hàng

Chủ đầu tư và nhà thầu ruột “bắt tay nhau”, cố tình coi hàng hóa thông thường là đặc thù, yêu cầu nhà thầu cung cấp Giấy phép bán hàng trong hồ sơ dự thầu; nhà sản xuất tiếp tay bằng cách gây khó dễ trong việc cung cấp Giấy phép bán hàng cho nhà thầu. Tình trạng này đang khiến nhiều nhà thầu băn khoăn phải chăng nhà sản xuất đang có quyền rất lớn, thậm chí có thể thay chủ đầu tư chọn nhà thầu?

IMG

Một số HSMT mua sắm hàng hóa thông dụng có sẵn trên thị trường vẫn mặc nhiên yêu cầu Giấy phép bán hàng. Ảnh: Lê Tiên

Luôn lợi dụng danh nghĩa ‘’đặc thù’’

Trước đây, Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 và Nghị định số 85/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng cũng đã có quy định về việc yêu cầu Giấy phép bán hàng (GPBH) của nhà sản xuất (NSX) hoặc Giấy ủy quyền bán hàng của đại lý phân phối. Tuy nhiên, trên thực tế thì hồ sơ mời thầu (HSMT) mua sắm hàng hóa (MSHH) luôn đưa yêu cầu về GPBH của NSX như là một trong những tài liệu để chứng minh tính hợp lệ của hàng hóa, từ hàng hóa thông dụng có sẵn trên thị trường cho đến những hàng hóa chuyên dụng trong các lĩnh vực đặc thù.

Để khắc phục tình trạng này và đảm bảo tính cạnh tranh trong quá trình đấu thầu, Khoản 7 Điều 12 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định: “Chỉ yêu cầu nhà thầu (NT) nộp Giấy phép hoặc Giấy ủy quyền bán hàng của nhà sản xuất hoặc Giấy chứng nhận quan hệ đối tác (GCNQHĐT) trong trường hợp hàng hóa là đặc thù, phức tạp cần gắn với trách nhiệm của NSX trong việc cung cấp các dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, bảo trì, sửa chữa, cung cấp phụ tùng, vật tư số thay thế”. 

Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) quy định chi tiết lập HSMT MSHH (Thông tư 05) cũng quy định cụ thể tại Điều 6: (1) Hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường, đã được tiêu chuẩn hóa và được bảo hành theo quy định của NSX thì không yêu cầu NT phải nộp GPBH của NSX hoặc GCNQHĐT hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương. (2) Đối với hàng hóa đặc thù, phức tạp cần gắn với trách nhiệm của NSX trong việc cung cấp các dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, bảo trì, sửa chữa, cung cấp phụ tùng, vật tư thay thế và các dịch vụ liên quan khác thì trong HSMT có thể yêu cầu NT tham dự thầu phải cung cấp GPBH của NSX hoặc GCNQHĐT hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương…

 

Nhằm hạn chế trường hợp nhà sản xuất và nhà thầu “bắt tay nhau” trong việc dàn xếp cung cấp GPBH, tại Khoản 4 Điều 6 của Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT quy định: “Trường hợp các nhà sản xuất, các đại lý, nhà phân phối cố tình không cung cấp cho nhà thầu GPBH hoặc Giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương mà không có lý do chính đáng, không tuân thủ các quy định của pháp luật về thương mại và cạnh tranh, dẫn đến tạo lợi thế hoặc tạo sự độc quyền cho nhà thầu khác thì nhà thầu cần kịp thời phản ánh đến Bộ KH&ĐT và Bộ Công Thương để kịp thời xử lý”.

Quy định đã rõ, nhưng nhiều chuyên gia về tư vấn đấu thầu cho biết, một số HSMT MSHH được phát hành cho thấy, dù lựa chọn NT theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước vẫn mặc nhiên yêu cầu GPBH với phạm vi là các hàng hóa thông dụng có sẵn trên thị trường.

Đặc biệt, do chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể thế nào là hàng hóa đặc thù, phức tạp nên đã xảy ra trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu thường tự xác định tính đặc thù, phức tạp của hàng hóa theo… tiêu chí riêng của mình, để ngầm hướng đến NT “ruột’’. Như trong một số gói thầu mua sắm vật tư y tế, BMT yêu cầu NT cung cấp GPBH cả đối với những sản phẩm thông dụng như khay inox đựng thuốc, bông, băng y tế... 

Tương tự, trong ngành giáo dục, cùng mặt hàng như các loại nhạc cụ, nhưng có BMT không yêu cầu GPBH vì cho rằng đây là sản phẩm “đã được tiêu chuẩn hóa và bảo hành theo quy định của nhà sản xuất”, do đó theo Thông tư 05 thì HSMT không được yêu cầu GPBH. Ngược lại, có bên mời thầu lại yêu cầu GPBH với lý giải, đây là sản phẩm đặc thù vì không phải ai cũng sử dụng được, hơn nữa khi sản phẩm cần sửa chữa, thay thế linh kiện, phụ tùng thì cần có chuyên môn mới thực hiện được. Đơn cử, trong HSMT các gói thầu mua sắm thiết bị giáo dục mầm non do Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa làm chủ đầu tư, Tư vấn lập HSMT là Công ty CP TECKAD đã đưa yêu cầu về GPBH đối với sản phẩm đàn Organ vào nội dung đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của NT. 

 

Chi tiết thông số kỹ thuật để hướng đến GPBH

Ngoài việc lợi dụng danh nghĩa hàng hóa, thiết bị vật tư đặc thù để yêu cầu GPBH, theo ông Lê Đức Lượng, Giám đốc Công ty CP Kỹ thuật số Châu Á, một số chủ đầu tư, bên mời thầu còn lách quy định của của pháp luật về đấu thầu là không cho phép HSMT nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa, bằng cách đưa ra các tiêu chí kỹ thuật rất chi tiết và đặc trưng riêng có của sản phẩm trong HSMT, và những sản phẩm đặc trưng như vậy chỉ duy nhất một NSX có được. Điều này cũng liên quan đến GPBH. Thực tế này thường xuất hiện ở HSMT một số gói thầu mua tivi, máy vi tính… với yêu cầu được bên mời thầu đưa ra như: tính năng sử dụng, cấu hình, độ phân giải, hệ mầu,... 

Như vậy, với thực tế trên, khi chủ đầu tư, bên mời thầu, NT và NSX “liên minh’’ dưới chiêu thức hàng hóa, vật tư “đặc thù’’ hoặc các yêu cầu chi tiết về thông số kỹ thuật để hướng đến cái gọi là GPBH  thì việc dàn xếp kết quả đấu thầu cũng khá dễ dàng. Vì trên thực tế đã có không ít NT phản ánh tình trạng bị NSX phong tỏa không cấp GPBH với nhiều lý do khác nhau. Trong đó, đại diện một đơn vị chuyên cung cấp máy tính lý giải, việc buộc NSX phải cấp GPBH cho bất cứ ai muốn là không nên, bởi vì đó là sự “sống còn” và là chiến lược kinh doanh sản phẩm riêng của NSX. (theo báo đấu thầu)